Trang ChủTư vấnQuy trình bảo dưỡng xe máy đúng cách

Quy trình bảo dưỡng xe máy đúng cách

Giống như con người vậy, việc đưa xe đi “kiểm tra định kỳ” sẽ giúp các bạn tìm ra những hỏng hóc không đáng có. Vậy quy trình bảo dưỡng xe máy ra sao? Cần bảo dưỡng những bộ phận nào? Hãy cùng Okxe tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Quy trình bảo dưỡng xe máy

  • Bước 1: Các nhân viên kỹ thuật sẽ kiểm tra áp suất hơi của lốp. Nếu đã đủ thì không sao nhưng trong trường hợp không đủ thì các bạn cần bổ sung ngay. Bởi lẽ, khi lốp không đủ áp suất mà bạn lại chạy ở tốc độ cao sẽ khiến lốp nhanh bị hư. Sau khi kiểm tra lốp, nhân viên kỹ thuật sẽ kiểm tra đến bộ phận chân chống, gác chân xem chúng có chắc chắn hay không.
  • Bước 2: Tiếp đó, bugi và động cơ sẽ được kiểm tra xem có tiếng động lạ hay không. Cụ thể:
  • Bugi màu nâu sậm: Động cơ hoạt động tốt
  • Bugi màu trắng sáng hoặc đen: Động cơ lúc này chưa hoạt động chưa hết công suất
  • Nếu thấy có khói màu đen: xăng không được đốt cháy hết
  • Khói màu trắng: nhớt bị lọt vào buồng đốt hoặc động cơ có thể bị hỏng.
Quy trình bảo dưỡng xe máy ra sao?
  • Bước 3: Sau khi kiểm tra động cơ và bugi là đến phần kiểm tra dầu nhớt. Nếu đã đến hạn thay nhớt hoặc nhớt quá cũ thì nên thay nhớt mới. Điều này khiến động cơ hoạt động trơn tru hơn đồng thời tăng tuổi thọ của động cơ.
  • Bước 4: Kiểm tra hệ thống điện. Hệ thống điện hoạt động trơn tru sẽ giúp tiết kiệm nhiên liệu hơn
  • Bước 5: Kiểm tra bộ phận ắc quy. Đây là bộ phận giúp bổ sung điện dịch. Thợ sẽ kiểm tra xem có muối đóng trên cọc bình hay có bị rò rỉ dịch hay không…
  • Bước 6: Tiếp đó là kiểm tra xích truyền động và khả năng truyền động của bộ ly hợp.
  • Bước 7: Kiểm tra hệ thống phanh, thêm mỡ bôi trơn nếu cần thiết
  • Bước 8: Vệ sinh bình xăng con để loại bỏ những tạp chất còn bám trong đó. Sau đó vệ sinh cả bình xăng lớn, tránh để nước đọng.
  • Bước 9: Vệ sinh hệ thống lọc gió
  • Bước 10: Kiểm tra niềng trước sau, sườn xe xem có bị mục hay không. Tiếp đó là kiểm tra cổ lái và tay lái xem bạc đạn có bị vỡ hay không, có bị lỏng hay không…

Những bộ phận nào cần bảo dưỡng?

  • Dầu nhớt
Nên thay dầu nhớt định kỳ

Sau quá trình sử dụng, dầu nhớt ban đầu bạn sử dụng trở nên kém hơn, kéo theo đó là khả năng bôi trơn cũng kém đi. Vì vậy, các bạn cần thay dầu nhớt định kỳ cứ khoảng 1.500 – 2.000km/lần. Tuy nhiên nếu xe bị ngập nước thì các bạn nên thay ngay dầu nhớt dù chưa đến định kỳ bảo dưỡng.

Khi thay dầu nhớt không thay lung tung mà nên thay đúng loại dầu nhớt mà xe đang sử dụng để động cơ hoạt động tốt nhất. Trên thị trường có 3 loại dầu nhớt để bạn có thể lựa chọn sao cho phù hợp với chiếc xe của mình: dầu nhớt bán tổng hợp, dầu nhớt tổng hợp và dầu khoáng.

  • Dầu phanh, má phanh

Má phanh khi hoạt động sẽ tạo ra nhiệt để xe có thể giảm tốc. Chính vì vậy, má phanh sau một thời gian sử dụng sẽ bị ăn mòn. Má phanh mòn sẽ đi kèm với việc đĩa phanh bị vênh. Nếu không thay kịp thời sẽ khiến đĩa phanh bị hỏng và bạn sẽ phải thay cả má phanh lẫn đĩa phanh.

Bên cạnh má phanh thì dầu phanh cũng cần phải thay mới bởi sau một thời gian sử dụng thì chắc chắn dầu phanh sẽ bị lẫn tạp chất và làm giảm hiệu suất phanh. Quy định thay dầu phanh đó là khi đi được 15.000-20.000km thì thay một lần.

  • Bugi
Bugi là một bộ phận cần quan tâm

Bugi là bộ phận dùng để đánh lửa nhằm đốt cháy nhiên liệu và khiến động cơ hoạt động. Khi bugi bị mòn thì hành động đánh lửa sẽ không được đều từ đó sẽ gây nên tình hụt hơi của động cơ. Theo các chuyên gia, mỗi khi được 10.000km thì nên thay bugi một lần để xe hoạt động tốt nhất.

  • Dầu láp

Nếu so với dầu nhớt thì dầu láp ít hao mòn hơn so với dầu nhớt. Tuy nhiên không vì thế mà các bạn bỏ quên dầu láp. Thay vào đó, các bạn cứ nhớ cứ 3 lần thay dầu nhớt thì thay một lần dầu láp. Bởi lẽ, nếu dầu láp khô thì rất có thể khiến lap bị vỡ, thậm chí là mất truyền động.

  • Lọc gió

Lọc gió là một bộ phận khá quan trọng giúp đưa không khí sạch đến buồng nhiên liệu để tạo ra hỗn hợp nhiên liệu – không khí hoàn hảo trước khi được đốt cháy. Nếu lọc gió bị bẩn thì sẽ khiến động cơ bị yếu đi. Các chuyên gia khuyến cáo nên thay lọc gió sau 10.000km/lần.

  • Dây Curoa
Dây curoa tốt sẽ giúp truyền động tốt hơn

Để giúp xe truyền động thì dây curoa không thể thiếu và nó là bộ phận luôn phải chịu một lực tác động khá lớn. Do đó dây curoa sẽ rất dễ bị mòn từ đó động cơ sẽ dễ bị nóng hơn. Nếu để lâu thì rất có thể dây curoa sẽ bị đứt từ đó truyền động sẽ bị mất. Vì vậy, các bạn nên kiểm tra thường xuyên để có thể thay thế kịp thời.

  • Nước làm mát

Nước làm mát là dung dịch giúp mát động cơ. Nếu nước làm mát bị thiếu thì động cơ sẽ bị nóng, để lâu có thể dẫn tới việc vỡ lốc máy. Theo tìm hiểu, cứ đi được 10.000km thì các bạn nên thay nước làm mát 1 lần hoặc nếu di chuyển xa, đèo dốc thì nên thay luôn chứ không cần đợi đến kỳ hạn.

Trên đây là quy trình bảo dưỡng xe máy cần có và các bộ cần được chú ý, bảo dưỡng thường xuyên. Chúc các bạn có một chiếc xe bền bỉ trên mọi nẻo đường!

 

Bài viết mới nhất

ĐỂ LẠI BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập họ và tên của bạn vào đây

Bài viết liên quan