Trang ChủKỹ thuật xeNhững kỹ thuật cơ bản khi đi phượt có thể cứu mạng...

Những kỹ thuật cơ bản khi đi phượt có thể cứu mạng bạn bất cứ lúc nào

Đi phượt, hay đi tour từ lâu đã trở thành thú vui của nhiều người chứ không chỉ riêng với giới biker. Tuy nhiên, để có một chuyến đi an toàn và thuận lợi, việc nắm vững những kỹ thuật cơ bản khi đi phượt là điều vô cùng quan trọng. Hãy cùng OKXE tìm hiểu về những kỹ thuật lái xe mà bạn nên biết trước khi bắt đầu chuyến hành trình của mình nào!

Kỹ thuật cơ bản đi phượt khi đi một mình

Không phải cứ sở hữu một chiếc xe mô tô, mặc bộ đồ bảo hộ hay cứ vác balo lên và đi là thành biker. Một biker chân chính là người thực sự làm chủ và điều khiển được chiếc xe của mình trên mọi cung đường để đảm bảo an toàn cho bản thân và cho người khác.

Dưới đây là một số kỹ thuật cơ bản khi đi phượt cơ bản mà không phải biker nào cũng nắm rõ và thường áp dụng. Những kỹ thuật lái xe khi đi phượt này đặc biệt hiệu quả. Và vô cùng có ích đối với những biker mới bắt đầu.

Không nên bóp côn khi vào cua

Vào cua là một trong những tình huống dễ xảy ra tai nạn nhất với nhiều biker thích cảm giác “cạ gối”. Kể cả với những tay nài chuyên nghiệp, chuyện té ngã khi ôm cua vẫn xảy ra như cơm bữa.

Đa phần những người mới làm quen xe mô tô sẽ có thói quen bóp côn khi vào cua. Điều này rất nguy hiểm. Vì nó buộc bạn phải thao tác nhiều hơn nếu có tình huống bất ngờ xảy ra. 

Bóp côn khi vào cua có thể gây ra tình trạng trượt  bánh. Ảnh: Tuannph.

Hơn nữa, khi trả côn để sang số, xe rất dễ xảy ra tình trạng trượt bánh. Và bị mất độ bám đường làm tăng nguy cơ xảy ra tai nạn.

Vì vậy hãy luôn kiểm soát tốc độ và về số thấp khi vào cua. 

Kiểm soát tốc độ và trả về số thấp khi vào cua, thói quen bóp côn khi vào cua là rất nguy hiểm. Vì không thể xử lý kịp những tình huống bất ngờ, xe mất độ bám đường và dễ trượt bánh.

Giảm tốc độ khi qua khúc đường xấu

Với những đoạn đường xấu, đường gồ ghề, nhiều ổ gà, hay đường sình lầy. Bạn nên giảm tốc độ để có thể điều khiển xe một cách dễ dàng.

Đường xấu thì cứ đi một cách từ tốn là tốt nhất. Ảnh: Tuannph.

Di chuyển trên các đoạn đường xấu nên đi ở số thấp, lúc này lực kéo của máy khá mạnh có thể giúp bạn dễ dàng vượt qua những chướng ngại nhưng không khiến xe lao đi quá nhanh.

Kỹ thuật chạy xe khi đi đường đèo dốc

Các ngọn đèo với những khúc cua ôm cực kỳ đã tay và phong cảnh ngoạn mục luôn là những cung đường mà bất kỳ biker nào cũng muốn chinh phục.

Dĩ nhiên nếu bạn không vượt đèo bằng các loại xe tay ga bánh nhỏ. Thì cuộc hành trình của bạn sẽ càng an toàn hơn

Nhưng chuyện vượt đèo thì chưa bao giờ dễ dàng. Để qua đèo an toàn, các biker đặc biệt là người mới cần nắm vững một số kỹ thuật cơ bản khi đi phượt dưới đây, bởi vì nếu chẳng may gặp tai nạn trên đoạn đường không có rào chắn thì việc có thể lành lặn đứng dậy sau cú rơi xuống vực từ độ cao 10-20 m cũng đã là một phép màu.

Áp dụng cả kỹ thuật ôm cua đúng cách khi đi đèo sẽ giúp bạn có sự an toàn khi xuống dốc. Ảnh: Honda.

Đầu tiên hãy luôn duy trì ở số thấp, tùy theo độ dốc mà về các số 2 hoặc 3 để xe có đủ lực kéo. 

Không nên vượt quá tốc độ 40 km/h. Nếu thấy có những người chạy nhanh thì kệ họ. Hãy nhớ rằng bạn đang đi du lịch và tận hưởng, không phải đang đua bơi.

Nên cho xe dừng nghỉ một chút sau những chặng lên dốc liên tục, điều này giảm tình trang bị bó máy do quá nóng hay động cơ xe bị tuột hơi. Không nên làm mát bằng cách phun nước vào động cơ. Vì điều này không khác gì bạn đang tôi kim loại. Sẽ làm giảm tuổi thọ và độ bền của phần vỏ ngoài động cơ.

Kỹ thuật vượt xe trên đèo và đường trường khi lái xe đi phượt

Trong quá trình đi đèo, vượt xe là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên bạn cũng cần phải biết cách vượt. Để đảm bảo an toàn cho chính bản thân cũng như cho người khác.

Nếu bạn muốn vượt bên phải của xe ô tô, hãy vượt khi ở đoạn đường thẳng, tránh vượt ở các khúc cua vì bạn sẽ dễ bị ép ra khỏi làn đường. Trước khi vượt nhớ nhá đèn xin vượt, bấm còi, nếu xe ô tô chạy chậm lại hoặc di chuyển ra giữa để nhường đường thì bạn hãy nhanh chóng vượt lên.

Nếu bạn muốn vượt bên trái của xe ô tô, lúc này bạn sẽ phải lấn sang làn đường bên cạnh. Hãy vượt ở những đoạn đường thẳng dài. Tránh vượt ở các khúc cua vì đây là đoạn đường khuất tầm nhìn. Vì vậy bạn sẽ không biết được xe nào đang đi tới. Đừng quên nhá passing và bấm còi xin vượt, nếu ô tô cho phép hãy nhanh chóng vượt qua.

Kỹ thuật vượt xe này cũng áp dụng cho đường trường. Tuy nhiên ở đường trường đa số bạn sẽ vượt phải và rất ít khi vượt trái.
Nên chọn thời điểm thuận lợi và an toàn để vượt xe trên đèo. Ảnh: Tuannph.

Ngoài ra, nếu xe ô tô hoặc xe tải đang đi nhanh và không chịu nhường đường, hãy chấp nhận đi sau một đoạn nữa, đừng cố vượt. Suy cho cùng đến đích nhanh cũng không bằng đến đích an toàn phải không.

Vượt các loại xe container có lẽ là thách thức nhất với các biker, vì thân các loại xe này rất dài, tài xế sẽ có rất nhiều điểm mù và thân xe hút gió cũng rất mạnh, nếu không cẩn thận đuôi xe của bạn có thể vệt vào bánh hoặc tệ hơn là bị cuốn vào gầm xe. Do vậy nếu đường không đủ rộng và container không có dấu hiệu nhường đường, hãy chấp nhận chạy sau.

Kỹ thuật lái mô tô đi phượt khi đi theo đoàn

Sau một thời gian dài độc hành, việc tìm được những bạn đường có lẽ là điều mà bất cứ anh em biker nào cũng mong muốn. Tuy nhiên khi chạy xe cùng với cả một nhóm. Bạn không chỉ phải nắm vững kỹ thuật cơ bản khi đi phượt cơ bản. Mà còn phải biết các hiệu lệnh và kỹ thuật đi xe cùng với đoàn.

Không được vượt người dẫn đoàn

Vai trò của người dẫn đoàn cực kỳ quan trọng trong các nhóm phượt. Vì người dẫn đoàn luôn đi trước tiên, sẽ nắm bắt được tình hình phía trước. Và ra hiệu để cả đoàn đi sau có cách xử lý tình huống phù hợp.

Luôn bám sát người dẫn đoàn để giữ đội hình chạy xe khi đi xa. Ảnh: Tuannph.

Đi sau người dẫn đoàn không chỉ giúp bạn đi đến đúng nơi cần đến với đoàn mà còn giúp cả đoàn không bị tách nhau. 

Hãy hình dung một đoàn xe cùng chạy. Người đi sau nối người đi trước thì việc một tự ý tách đoàn. Hay vượt người dẫn đoàn sẽ làm rối loạn đội hình cả đoàn xe.

Đặc biệt trong các tình huống vượt xe, hãy luôn vượt cùng bên với người dẫn đoàn, tránh tách ra 2 bên cùng lúc. Các tài xế xe tải một khi đã nhường họ sẽ nhường cho tới người cuối cùng vì vậy đừng nóng vội.

Tuân thủ hiệu lệnh của Libero

Libero là người điều phối và sắp xếp các thành viên trong đoàn nhằm hạn chế tình trạng tách đoàn, đi lạc. Libero cũng là người chạy “cứng” nhất trong đoàn. Vì vậy họ biết rất nhiều kỹ thuật cơ bản khi đi phượt.

Vì họ là người di chuyển linh hoạt trong đoàn nên họ nắm bắt được tình hình rõ nhất. Mọi hiệu lệnh của Libero để giúp cả đoàn di chuyển một cách thuận lợI. Vì vậy bạn cần tuân thủ chúng. 

Nếu Libero ra hiệu đi nhanh, hãy chạy nhanh hơn và nếu họ ra hiệu chậm lại hãy giảm tốc độ. Tuân thủ hiệu lệnh của Libero là bạn đang giữ an toàn cho chính bản thân mình và cho đồng đội.

Trên đây là tất cả những kỹ thuật cơ bản khi đi phượt bạn cần nhớ để đảm bảo mỗi chuyến đi xa của mình luôn thuận lợi và bình an. Hãy nhớ nhanh chậm không quan trọng, bởi vì an toàn là trên hết. 

Bài viết mới nhất

ĐỂ LẠI BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập họ và tên của bạn vào đây

Bài viết liên quan