Trang ChủTư vấnThi bằng lái A2 dễ hay khó, cần những điều kiện gì?

Thi bằng lái A2 dễ hay khó, cần những điều kiện gì?

Hiện nay, thi bằng lái A2 không còn khó khăn như trước. Dù vậy, bạn nên tìm hiểu rõ quy trình. Điều kiện thi bằng lái A2 để không mất thời gian bổ sung.

Trước sự phát triển của nhóm xe mô tô phân khối lớn, bằng lái A2 trở nên phổ biến hơn. Thi bằng lái A2 có khó không, cần điều kiện gì để thi bằng lái A2. Là câu hỏi mà nhiều người băn khoăn khi có ý định mua xe mô tô.

Bằng A2 lái xe gì?

Bằng lái A2 là gì?

Tại Khoản 2, điều 16 Thông tư 12/2017/BGTVT có quy định bằng lái xe A2, hay giấy phép lái xe hạng A2, được cấp cho người điều khiển xe mô tô 2 bánh có dung tích xi lanh từ 175 cc trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1 gồm:

  • Người lái xe điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 50 cc đến dưới 175 cc
  • Người khuyết tật điều khiển xe mô tô ba bánh.

Như vậy, người có bằng lái A2 có thể điều khiển tất cả xe 2 bánh. Từ 50 cc đến không giới hạn về phân khối.

Để điều khiển những mẫu xe mô tô, bạn cần phải có bằng lái A2.

Điều kiện thi bằng lái xe A2

Điều 7 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định về điều kiện bắt buộc đối với người dự thi. Để được cấp bằng lái xe A2, cụ thể:

  • Là công dân Việt Nam, người nước ngoài được phép cư trú hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam.
  • Đảm bảo đủ tuổi (tính đến ngày dự sát hạch lái xe). Độ tuổi dự thi cũng được quy định tại điểm b khoản 1 Điều 60 Luật Giao thông đường bộ 2008 số 23/2008/QH12. Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô 2 bánh. Xe mô tô 3 bánh có dung tích xy-lanh từ 50 cc trở lên.

Ngoài ra, trước khi tham gia các kỳ thi sát hạch, người dự thi bằng lái xe A2 cần đảm bảo sức khỏe theo quy định. Phụ lục 1 Thông tư liên tịch 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT có liệt kê các trường hợp không được phép thi bằng lái xe A2, cụ thể như sau:

  • Người có dấu hiệu rối loạn về tâm thần mãn tính hoặc đã từng chữa trị nhưng chưa đủ 24 tháng;
  • Người mắc bệnh động kinh, liệt vận động một chi trở lên, hội chứng ngoại tháp, rối loạn cảm giác, chóng mặt do bệnh lý,…
  • Người gặp vấn đề về thị giác. 
  • Người gặp vấn đề về thính lực ở tai.
  • Người gặp vấn đề về tim mạch: HA thấp (HA tối đa < 90 mmHg) kèm theo tiền sử có các triệu chứng như chóng mặt, mệt mỏi, buồn ngủ hoặc ngất xỉu; rối loạn nhịp tim (đã điều trị nhưng chưa ổn định); bệnh viêm tắc mạch; đau thắt ngực do rối loạn mạch vành; bệnh suy tim, ghép tim,…
  • Người gặp vấn đề về hô hấp: các bệnh, tật gây khó thở mức độ II trở lên (theo phân loại mMRC); bệnh lao phổi, hen phế quản kiểm soát một phần hoặc không kiểm soát.
  • Người gặp các vấn đề về xương khớp: cứng/dính một khớp lớn; gù, vẹo cột sống quá mức gây ưỡn cột sống; cứng/dính cột sống ảnh hưởng tới chức năng vận động; sử dụng khớp giả ở một trong các khớp xương lớn, mất chức năng ngón tay, ngón chân; chiều dài tuyệt đối giữa hai chi trên hoặc hai chi dưới có chênh lệch từ 5cm trở lên mà không có dụng cụ hỗ trợ; cụt hoặc mất chức năng 02 ngón tay của 01 bàn tay trở lên hoặc cụt hoặc mất chức năng 01 bàn chân trở lên….
  • Người gặp vấn đề về nội tiết: Đái tháo đường (tiểu đường) có tiền sử hôn mê do đái tháo đường trong vòng 01 tháng.
  • Người sử dụng thuốc có chất cồn hoặc các chất kích thích loại nặng: ma túy, chất có cồn nồng độ vượt quá giới hạn quy định, chất kích thần, các thuốc điều trị làm ảnh hưởng tới khả năng thức tỉnh…

Không có bằng lái A2 bị phạt bao nhiêu?

Bằng lái A2 là một trong những loại giấy tờ yêu cầu bắt buộc phải mang theo khi điều khiển xe mô tô trên 175 cc. Do vậy, nếu không có bằng lái A2 trong quá trình điều khiển xe mô tô. Người lái sẽ bị xử phạt theo quy định hiện hành. 

Người không có bằng lái A2 khi điều khiển xe mô tô trên 175 cc sẽ chịu mức phạt khá cao.

Căn cứ vào điều 21 Nghị định 46/2016/NĐ-CP người điều khiển phương tiện không có bằng lái xe A2 sẽ bị phạt các mức như sau:

Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 175 cc trở lên, xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm một trong các hành vi sau đây:

  • Có giấy phép lái xe nhưng không phù hợp với loại xe đang điều khiển hoặc đã hết hạn sử dụng từ 06 tháng trở lên.
  • Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do Cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa.
  • Có Giấy phép lái xe quốc tế do các nước tham gia Công ước về Giao thông đường bộ năm 1968 cấp (trừ Giấy phép lái xe quốc tế do Việt Nam cấp) nhưng không mang theo Giấy phép lái xe quốc gia.

Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện sẽ bị xử phạt tịch thu giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, giấy phép lái xe bị tẩy xóa. 

Thủ tục thi bằng lái xe A2

Hồ sơ thi bằng lái xe A2

Điều 9 Thông tư 12/2017/BGTVT quy định hồ sơ đăng ký dự thi bằng lái xe A2 gồm:

  • Đơn đề nghị học, thi sát hạch, cấp giấy phép lái xe theo mẫu được quy định tại Phụ lục 7 kèm theo Thông tư 12/2017/BGTVT;
  • Bản sao CMND/CCCD hoặc hộ chiếu còn thời hạn;
  • 8 ảnh 3×4
  • Bản sao hộ chiếu thời hạn trên 06 tháng, thẻ tạm trú; thẻ thường trú; chứng minh thư ngoại giao hoặc chứng minh thư công vụ đối với người nước ngoài;
  • Giấy khám sức khỏe của người dự thi do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định.

Chi phí thi bằng lái A2

  • Học phí đóng để học và thi sát hạch: 1.300.000 đồng
  • Lệ phí để thi sát hạch bằng lái: 90.000 đồng
  • Chi phí cấp bằng lái thẻ Pet: 135.000 đồng
  • Chi phí giấy khám sức khỏe: 100.000 đồng

Trọn bộ chi phí cho một khóa học và thi bằng lái sẽ từ 1,6 triệu đến 1,7 triệu đồng. Tùy vào từng trung tâm mà các khoản phí này sẽ có sự dao động khác nhau. Nhưng nhìn chung khoản chênh lệch không đáng kể.

Quy trình thi bằng lái xe A2 

Việc thi bằng lái xe A2 chỉ diễn ra trong 01 buổi. Với hai bài thi lần lượt là thi lý thuyết và thi thực hành.

Phần 1: Thi lý thuyết

Người thi có 19 phút để trả lời 25 câu hỏi trắc nghiệm từ bộ đề 450 câu được phát hành bởi Bộ GTVT. Kết thúc bài thi, thí sinh đạt tổng điểm 23/25. Và không sai câu điểm liệt sẽ được tính là đỗ phần lý thuyết. 

Người thi phải vượt qua phần thi lý thuyết thì mới được thi tiếp phần thực hành.

Phần 2: Thi thực hành

Thí sinh phải vượt qua 4 bài thi gồm: chạy theo hình số 8, đường thẳng. Đường quanh co và đường nhấp nhô.

Vượt qua phần thi lý thuyết, thí sinh mới bước vào phần thực hành.

Lưu ý: thí sinh sẽ bị trừ điểm nếu phạm những lỗi sau:

  • Trừ 5 điểm: cán vạch, chết máy, chân chạm đất
  • Trừ 25 điểm – loại trực tiếp: học viên để té xe hoặc đi sai hình ( đi ngược vòng). Hoặc sẽ bị loại trực tiếp.

Sau 4 bài thi, thí sinh đạt điểm tối thiểu 80/100. Và không phạm lỗi loại trực tiếp coi như vượt qua phần thi thực hành.

Bài viết liên quan

5 BÌNH LUẬN

ĐỂ LẠI BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập họ và tên của bạn vào đây