Trang ChủKỹ thuật xeĐèn hazard xe mô tô và những lầm tưởng tại Việt Nam

Đèn hazard xe mô tô và những lầm tưởng tại Việt Nam

Nhiều người sử dụng đèn hazard xe mô tô vô tội vạ. Do không hiểu rõ bản chất của loại đèn này.

Đèn hazard là trang bị mang tính cảnh báo, là trang bị mặc định trên ô tô và một số dòng mô tô cỡ lớn. Tuy nhiên, loại đèn này thường bị lạm dụng hoặc sử dụng sai mục đích. Đặc biệt là trên mô tô.

Đèn hazard xe mô tô là gì?

Đèn hazard là loại đèn báo khẩn cấp, được tích hợp vào 4 đèn báo rẽ trên mô tô. Loại đèn này có màu cam. Và thiết kế dạng chớp nháy để tăng tính nhận diện khi cần cảnh báo. 

Đèn hazard xe mô tô được tích hợp vào đèn báo rẽ.

Đèn hazard có mục đích chính là sử dụng trong những trường hợp bạn cần phải dừng xe khẩn cấp ở trong làn đường giao thông do gặp phải sự cố. Khi bật chế độ hazard, hệ thống đèn báo rẽ trước sau của xe sẽ đồng loạt hoạt động, thu hút sự chú ý từ những phương tiện đang di chuyển phía sau để tránh va chạm phải bạn và chiếc xe.

Đèn hazard đang bị lạm dụng

Trước đây, những mẫu mô tô dẫn đoàn của cảnh sát giao thông hay các đơn vị chuyên ngành thường bật đèn hazard khi đi trên đường. Do các mẫu xe này là xe ưu tiên nên nhiều người lầm tưởng đèn hazard là đèn ưu tiên.

Được trang bị trên hầu hết dòng xe mô tô nên đèn hazard ngày càng bị lạm dụng.

Bên cạnh đó, độ nhận diện cao, dễ dàng thu hút sự chú ý nên đèn hazard được sử dụng tràn lan, ngay cả khi xe không gặp nguy hiểm gì cần cảnh báo. 

Hiện nay, nhiều hãng mô tô đã phổ cập đèn hazard cho các dòng xe, không chỉ là xe từ 600 cc trở lên như xưa. Ngày càng phổ biến nên đèn hazard thường được sử dụng để… vượt xe hoặc cướp đường. Ví dụ dễ gặp nhất là các đoàn phượt với đèn hazard luôn bật và phóng bạt mạng trên đường.

Hay đơn giản, chiếc xe mô tô chỉ cần bật đèn hazard thì có thể thoải mái chạy sai làn đường. Chiếm dụng cả làn cho xe ô tô.

Các trường hợp sử dụng đèn hazard

Hiện nay, có rất nhiều trường hợp người dùng tại Việt Nam sử dụng đèn cảnh báo nguy hiểm sai cách, gây hiểu nhầm cho các phương tiện khác. Các nhà sản xuất khuyến cáo người điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông. Nên bật đèn khẩn cấp trong các trường hợp sau đây:

Xe gặp sự cố và bắt buộc phải đỗ bên lề

Trong quá trình di chuyển, người dùng có thể sẽ gặp phải một số tình huống xe bị hư hỏng bất ngờ (thủng lốp, đèn check engine phát sáng, bánh xe bị rung lắc, trượt bánh,…). Nếu không thể dừng đỗ xe đúng quy định và bắt buộc phải đỗ bên lề. Thì người lái cần bật đèn hazard để cảnh báo cho các phương tiện khác đang lưu thông.

Xe đang di chuyển trong trường hợp khẩn cấp, nguy hiểm

Nếu gặp một số tình huống khẩn cấp như: xe gặp tai nạn, cứu người gặp tai nạn, mất phanh, mất lái,… Người điều khiển phương tiện nên dùng đèn hazard để cảnh báo nguy hiểm cho các phương tiện khác biết để nhường đường, đảm bảo an toàn cho quá trình lưu thông.

Xe lưu thông trong điều kiện thời tiết xấu

Việc bật đèn hazard cảnh báo khẩn cấp rất cần thiết khi xe ô tô di chuyển trong các điều kiện khó khăn. Trong điều kiện thời tiết như sương mù, mưa,… Tầm quan sát bị hạn chế, người lái cần bật đèn hazard. Để nhắc nhở các phương tiện lưu thông phía sau giữ khoảng cách an toàn. Theo khuyến cáo của nhà sản xuất, nếu gặp tình huống thời tiết nguy hiểm. Thì hãy chủ động dừng xe tại nơi cho phép đồng thời bật đèn khẩn cấp. Sau đó đợi thời tiết thuận lợi rồi tiếp tục di chuyển. 

Phương tiện đi theo đoàn

Hiện nay, trên các tuyến đường tại Việt Nam có khá nhiều phương tiện di chuyển theo đoàn với mục đích khác nhau: diễu hành, quảng cáo, đám tang, đám cưới,… Theo đó, người lái nên bật đèn hazard mô tô để các phương tiện khác dễ dàng nhận biết. Chủ động nhường đường và hạn chế các trường hợp va chạm nguy hiểm. Dù sử dụng đèn hazard, người điều khiển phương tiện trong những trường hợp trên. Vẫn phải chấp hành theo đúng Luật Giao thông đường bộ được ban hành.

Dừng xe trên đường thiếu ánh sáng

Nếu người điều khiển phương tiện di chuyển trên đoạn đường thiếu ánh sáng thì nên bật đèn hazard nhằm cảnh báo đến các xe khác để tránh va chạm xảy ra. 

Chở người đi cấp cứu

Trong trường hợp khẩn cấp như chở người đi cấp cứu, người lái mô tô nên bật đèn hazard để các phương tiện xung quanh nhận biết, chủ động giữ khoảng cách an toàn và nhường đường. Tuy nhiên, người lái vẫn phải chấp hành đúng quy định. Không được vượt đèn đỏ theo Luật Giao thông đường bộ.

Xe gặp sự cố và bắt buộc phải di chuyển rất chậm

Hiện nay, với mật độ tham gia giao thông tăng cao tại Việt Nam, trường hợp xe gặp sự cố và bắt buộc phải di chuyển chậm có thể dẫn đến ùn tắc giao thông. Việc sử dụng đèn hazard trong tình huống này giúp người điều khiển các phương tiện khác chủ động giữ khoảng cách an toàn, điều chỉnh hướng di chuyển phù hợp để không làm gián đoạn hoặc ảnh hưởng đến lịch trình.

Bài viết mới nhất

ĐỂ LẠI BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập họ và tên của bạn vào đây

Bài viết liên quan